Việt Nam có 3 vùng chè nổi tiếng, đó là Tây Bắc, Thái Nguyên, Lâm Đồng. Chắc hẳn ai cũng biết về những đồi chè Thái Nguyên nức danh với tên gọi “đệ nhất danh trà”. Thế nhưng không phải ai cũng biết vùng có diện tích trồng chè lớn nhất Việt Nam lại là Lâm Đồng, nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ” của chè.
Các loại trà hiện nay
Cây chè từ lâu đã được trồng tại nhiều nơi, được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, là loại cây đóng vai trò xóa đói giảm nghèo. Hiện nay trên cả nước đang có hơn 130.000 ha diện tích trồng chè với hơn 500 cơ sở sản xuất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng nhất là chè Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng),.. Các sản phẩm chè ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại.
Tại Tây Bắc, nơi có dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, những cây trà hàng trăm năm tuổi mọc hoang dã và được khai thác thủ công bởi các dân tộc thiếu số, và từ đó tạo ra các loại trà cổ thụ nức tiếng như: Tà Xùa, Lũng Phìn, Hà Giang,…
Tại Thái Nguyên, nơi có điều kiện khí hậu lý tưởng cho cây chè phát triển và cho năng suất cao, với những con người chăm chỉ, cần cù nơi đây đã làm cho cây chè ngày càng phát triển. Đến với cùng chè Tân Cương nổi tiếng bậc nhất nơi đây, ngoài việc thưởng thức hương vị trà thơm ngon, người ta còn có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mắt, xanh tươi, được bao bọc bởi các ngọi đồi, triền núi nơi đây.
Bảo Lộc, Lâm Đồng là một vùng cao nguyên rộng lớn và khí hậu thích hợp, đây là vùng trà quan trọng nhất Việt Nam, nổi tiensg là các loại trà ướp hương, ướp hoa. Vườn trà Bảo Lộc cũng là một địa điểm du lịch khá thú vị cho những ai tham quan du lịch tại Đà Lạt.
Diện tích trồng chè lớn nhất Việt Nam
Với diện tích trồng chè vượt qua cả Thái Nguyên, Lâm Đồng có tổng diện tích trồng chè lên đến 26.000 ha, là vùng có diện tích trồng chè lớn nhất Việt Nam.
Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, được thiên nhiên ưu ái để cây trà phát triển. Thổ nhưỡng và khí hậu rất thuận lợi biến nơi đây thành vùng trà quan trọng nhất Việt Nam, đặc trưng bởi các loại trà ướp hoa truyền thống như trà Lài, trà Sen, tà Sâm Dứa,.. và các đồn điền xanh bạt ngàn của trà Ô Long chất lượng cao.
Những năm gần đây, nghề trồng chề gặp phải khá nhiều khó khăn, chính quyền cùng người dân đã đưa ra nhiều biện pháo cải tiến chất lượng lá chè, cũng như phương pháp canh tác, áp dụng các loại máy móc vào quy trình sản xuất như máy hái chè cầm tay, nâng cao năng suất và chất lượng chè.
Với những nỗ lực từ nhiều phía, chắc hẳn đặc sản chè Lâm Đồng sẽ còn phát triển và vươn xa hơn nữa