Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất vượt trội

Tôm thẻ chân trắng – một trong những loại tôm có thời gian nuôi ngắn, ít ăn nhau, ít phân đàn và đặc biệt loại tôm này lớn rất nhanh ở mật độ cao. Phù hợp đầu tư nuôi siêu thâm canh trong nhà bạt. Dưới đây là một số chia sẻ về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thân thiện với môi trường, áp dụng hệ thống tuần hoàn tạo ra môi trường nước nuôi ổn định.

1. Chọn giống nuôi tôm thẻ chân trắng

Hiện nay giống tôm thẻ chân trắng đa phần không có nguồn gốc rõ ràng, nguy cơ rủi ro cao. Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi tôm hiệu quả nhất cần phải lựa chọn được giống tôm tốt nhất tránh những khó khăn về sau. Nếu giống tôm không được chọn lọc kỹ sẽ sinh ra nhiều dịch bệnh là một trong những nguyên nhân khiến tôm nuôi chết hàng đàn gây thiệt hại lớn cho bà con. Vì vậy bà con cần làm đầy đủ các xét nghiệm Tôm thẻ giống chân trắng trước khi thả nuôi (xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng, MBV – bệnh còi). Tuổi tôm giống nên chọn từ 10 – 12 là thả tốt nhất.

2. Ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng phù hợp với cả các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh vì vậy nên chọn vùng nuôi là vùng trung, cao triều, và bắt buộc trong kỹ thuật nuôi hiệu quả nhất cần phải có ao lắng. Diện tích ao nuôi từ 0,3 – 1ha, độ sâu của nước khoảng từ 1,2 – 1,5m. Về môi trường thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng bà con nên chuẩn bị ao nuôi đảm bảo nhiệt độ nước 20 – 30oC; tốt nhất là 10 – 25%o; độ mặn 5 – 30%o, pH từ 7,5 – 8; ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l; độ trong 30 – 50cm; màu nước xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc mận chín.

3. Mật độ thả khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Mật độ cũng là một trong những yếu tố kỹ thuật cần chú ý. Với tôm thẻ chân trắng mật độ thả tốt nhất là từ 50 – 80 con/m2, tùy vào từng điều kiện ao nuôi và hình thức nuôi. Ngoài ra vì Tôm thẻ chân trắng ao nuôi với mật độ cao nên chắc chắn không thể thiếu hệ thống quạt nước. Bà con chú ý số quạt trong ao không nên đặt quá nhiều, vị trí lắp đặt sao cho tạo dòng chảy tốt nhất là được. Lượng ôxy hòa tan được tính dựa theo tốc độ quạt, nếu trời nắng bà con nên chạy khoảng 80 vòng /phút, còn ban đêm hay lúc trời nhiều mây thì cần chạy khoảng 100 vòng/phút.

4. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đặc biệt tăng trưởng cao trong khoảng 80 ngày đầu, giai đoạn sau đó sẽ tăng trưởng chậm lại. Loại tôm này hoạt động rất mạnh và có thể sống ở mọi tầng nước. Nếu nuôi tôm ở mật độ thấp bà con có thể dùng thức ăn 32% đạm, nếu nuôi ở mật độ cao hơn bà con có thể dùng thức ăn trung bình 35% đạm. Để đảm bảo thức ăn đều và tiết kiệm thời gian và công sức bà con nên cân nhắc đầu tư lắp đặt máy cho tôm ăn. Đặc biệt tôm thẻ chân trắng cần rất nhiều vitamin và khoáng, nếu thiếu, tôm dễ bị stress và đục thân, vì vậy và con cần chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn hằng ngày.

5. Thu hoạch tôm thẻ chân trắng

 Theo đúng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con nên thu hoạch vào sáng sớm thì tôm ít bị chết. Đặc biệt  tôm thẻ chân trắng đi ngược nước nên bà con chú ý không thể xả cống bắt hết được mà phải dùng lưới. Nếu thu ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay miệng cống, sau đó xả nước thì tôm sẽ ra hết vì tập tính thích ánh sáng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *