Những trường hợp cần phải nhổ răng cấm bạn PHẢI biết

Răng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể người. Chúng được làm từ protein như collagen và khoáng chất như canxi. Ngoài việc giúp bạn nhai ngay cả những thực phẩm khó nhất, chúng cũng giúp bạn nói rõ ràng. Trong đó, răng cấm là một trong những răng có trách nhiệm lớn nhất trong việc nhai và nghiền thức ăn. Chỉ khi cần phải loại bỏ thì mới nên nhổ. Vậy trong những trường hợp nào cần nhổ răng cấm ? Cần chăm sóc răng cấm như thế nào để tránh phải loại bỏ nó ?  Câu trả lời nằm ngay dưới đây trong bài viết của Nha khoa Oze.

Nhổ răng cấm 

Nhổ răng cấm 

Răng cấm là gì ?

Răng cấm hay còn gọi là răng hàm số 6,7, là răng lớn nằm ở phía sau miệng, có tác dụng là nhai và nghiền thức ăn. Mỗi hàm răng của người trưởng thành bao gồm 8 răng cấm, trong đó 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới. Cũng giống như các răng khác, ba lớp cấu tạo của răng cấm là men răng, ngà răng và tủy răng.

Răng cấm

Răng cấm

Số chân của răng cấm là bao nhiêu ?

Răng cấm thông thường có khoảng 2 đến 4 chân. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể có nhiều hơn như 5 chân răng hoặc ít hơn là 1 chân răng. Chụp X-quang nếu bạn muốn biết chính xác răng cấm của bạn có bao nhiêu chân.

Đọc thêm: Kiêng gì sau khi nhổ răng khôn?

Cách giảm cân hiệu quả nhờ 4 loại ngũ cốc giảm cân hoàn toàn tự nhiên

Vi khuẩn hp trong máu? Những tác hại khôn lường của vi khuẩn hp

Răng cấm có thay không ?

Trong tổng số 32 chiếc răng của con người thì sẽ chỉ có 20 chiếc răng vĩnh viễn bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng tiền hàm sẽ thay thế cho 20 chiếc răng sữa. Còn 8 chiếc răng cấm chỉ mọc lên duy nhất một lần, không bao giờ thay đổi. 

Răng cấm cần phải nhổ trong những trường hợp nào ?

1. Các bệnh về nướu khiến nướu tụt xuống, xương chân răng cấm cũng dễ bị phá hủy hơn. Chân răng dài ra rất dễ nhạy cảm và đau buốt, nhất là khi ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, dễ gây kích ứng.

2. Sâu răng, viêm tủy răng gây ra những cơn đau dữ dội, kéo dài liên tục, đôi khi lan tỏa ra cả một vùng hàm. Nếu tình trạng này kéo dài lâu sẽ dẫn áp xe răng và rụng răng cấm sau đó.

3. Do các chấn thương cấp tính như: thoái hóa khớp thái dương hàm, viêm khớp thái dương hàm, đĩa đệm bị mòn, lớp sụn trên khớp thái dương hàm bị thoái hóa. Nếu các nguyên nhân không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các hiện tượng đau răng cấm khi nhai do khớp hàm phải vận động, như vậy chức năng nhai của hàm sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Đồng thời việc nuốt hay phát âm cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

4. Mòn men răng hay men răng yếu dễ bị kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài, khiến răng cấm dễ bị đau nhức hơn khi ăn nhai, nhất là khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh hoặc chứa nhiều axit.

5. Mọc răng khôn cũng là một nguyên nhân khiến răng cấm bị đau nhức. Tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngang sẽ khiến răng cấm bị tổn thương.

Mọc răng khôn cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến phải nhổ răng cấm

Mọc răng khôn cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến phải nhổ răng cấm

Răng cấm cần được chăm sóc như thế nào ?

Để tránh việc phải loại bỏ răng cấm, bạn có thể ngăn ngừa hầu hết các vấn đề với răng và nướu bằng cách thực hiện một số cách sau:

  • Đánh răng 2 lần một ngày bằng kem đánh răng có fluorua.
  • Xỉa răng của bạn mỗi ngày, nên xỉa bằng chỉ nha khoa.
  • Đến phòng khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra và làm sạch.
  • Cắt giảm thực phẩm và đồ uống có đường.
  • Không hút thuốc thuốc lá.
  • Nếu bạn uống rượu, chỉ uống có chừng mực.

So với các răng khác, nhổ răng cấm sẽ phức tạp hơn vì xung quanh chân răng cấm có rất nhiều mạch máu và dây chằng. Vì lý do này mà chi phí nhổ răng cấm sẽ cao hơn so với nhổ răng khác. Nha khoa Oze là phòng khám nha khoa uy tín và chất lượng, thực hiện mọi quy trình nhổ răng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế gồm tư vấn và kiểm tra, vệ sinh răng miệng, tiến hành nhổ răng và hẹn lịch khám lại. Nha khoa Oze luôn sẵn sàng chào đón và phục vụ bạn !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *