Những điều cần biết khi tự build phím cơ tại nhà

Trước đây khi mới tiếp xúc và muốn sử dụng một chiếc bàn phím cơ thì nhiều người dùng chỉ biết tới việc ra cửa hàng máy tính nào đó rồi chọn mua. Nhưng gần đây, việc chơi bàn phím cơ đã được nâng tầm lên khi các game thủ ko còn muốn mua sẵn nữa mà tự tìm cách tạo nên bàn phím cho riêng mình.Chỉ cần có một chút kiến thức cơ bản về các loại bàn phím cơ cũng như thành phần cấu tạo nên nó như switch, plate, bo mạch, LED, vỏ case,.. thì anh em đã có thể tự build một chiếc bàn phím riêng mình rồi.

Khi bàn phím cơ của các hãng bán lẻ (gọi tắt là bàn phím cơ hãng) không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn. Chẳng hạn bạn muốn chiếc bàn phím cơ có vỏ hoàn toàn bằng nhôm, thật nặng và chắc chắn. Hoặc bạn cần bàn phím cơ sử dụng switch Holy Panda, một loại switch mà chắc chắn bàn phím cơ hãng không có. Hoặc bạn hợp mệnh mộc nên cần chiếc bàn phím cơ có vỏ (case) bằng gỗ, hãng nào mà đáp ứng được. Đó là lúc bạn nghĩ đến bàn phím cơ custom

  • Những thứ cần chuẩn bị khi build bàn phím cơ: 

Layout: một yếu tố quan trọng khiến nhiều người muốn custom bàn phím cơ là vì muốn một layout đáp ứng đúng nhu cầu. Layout phụ thuộc vào mạch và plate

Chất liệu: yếu tố này phụ thuộc vào sở thích của bạn. Ví dụ bạn thích nhôm, hoặc gỗ. Hoặc phím của bạn có led gầm thì phải chọn case Acrylic hoàn toàn hoặc 1 lớp bằng Acrylic để khoe đèn led. Chất liệu plate cũng là một yếu tố cần quan tâm

Switch: cảm giác gõ phụ thuộc phần lớn và loại switch. Vì vậy bạn cần xác định rõ mình muốn cảm giác gõ như thế nào để chọn loại switch phù hợp. Các thuộc tính cần quan tâm khi chọn switch là tiếng gõ (clicky), khấc (tactile) hay trơn (linear), độ nặng khi gõ (thông số của lò xo)

Nếu bạn mua từng phần trên ở nhiều nơi khác nhau, phải hỏi người bán để đảm bảo tính tương thích giữa chúng, và hỗ trợ layout bạn mong muốn nữa.

  • Những điểm cần chú ý khi build bàn phím cơ:

Chọn linh kiện chất lượng, đến từ nhà sản xuất uy tín (để hạn chế delay nếu là hàng đặt, hạn chế hỏng hóc, nhiều hỗ trợ từ cộng đồng)

PCB: hiện tại thì mạch hỗ trợ thay nóng switch (hot-swap switch) đã khá phổ biến vì tiện lợi cho việc trải nghiệm và sửa nếu hư switch, bạn nên ưu tiên mua PCB loại này cho đơn giản (vì khi bạn tìm đọc bài này khả năng cao là bạn chưa có hoặc ít kinh nghiệm bàn phím cơ custom)

Stabilizer có nhiều loại và rất khó để nhận ra sự khác biệt, ưu nhược điểm của chúng, vì vậy bạn cần nhiều kinh nghiêm để biết nên chọn là stab nào cho bàn phím cơ custom của mình.

Dùng dịch vụ lắp ráp (assemble) chất lượng. Điều này rất rất quan trọng. Bạn sẽ không muốn đống linh kiện tâm huyết của mình lúc gõ lại lọc xọc, nhìn lệch lạc vì assemble kém chất lượng đâu.

  • Các bước build phím cơ:

Đầu tiên gắn hệ thống stabilizer vào bo mạch => gắn switch vào plate, có thể bỏ qua các khu vực phím dài có stabilizer

Sau khi lắp xong switch vào plate thì hãy ấn chúng vào bo mạch chủ, cần ấn chặt cho các chân switch khớp vào đúng lỗ trên PCB, cẩn thận cong chân của switch nhé

Tiếp theo là lật ngược nó lên và hàn thôi, việc hàn xì này khá đơn giản chứ không phức tạp như bạn nghĩ đâu, chỉ cần giữ đầu hàn ở chân switch rồi đẩy cọng thiếc vào cho nó chảy ra bao phủ hết khu vực lỗ cắm là được.

Sau khi hàng xong, lắp tất cả vào vỏ case, vặn vít và tất nhiên là phủ keycap lên rồi gõ thử.

Trên đây là những mẹo để có thể tự build bàn phím cơ tại nhà,build bàn phím cơ, tuy nhiên chơi bàn phím cơ không hề dễ vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định sở hữu một chiếc bàn phím cơ custom cho riêng mình. Để món đồ chơi này thực sự xứng đáng với công sức và tiền của bạn bỏ ra.

Xem thêm:

Cách thịt nấu đông theo truyền thống, đảm bảo ăn là sẽ ghiền

Hướng dẫn đọc các chỉ số xét nghiệm máu

Cách sửa mạch bàn phím cơ không cần mang ra thợ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *