Phạt nặng hành vi vi phạm của cơ quan Thẩm định giá

Nếu như trong quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, mức xử phạt dành cho sai phạm của cơ quan thẩm định giá chỉ dừng ở mức phạt nặng về hành chính thì tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP, bên cạnh mức phạt đã tồn tại, còn có thêm các hình thức khác kèo theo. Việc có thêm những quy định mới được cho là điểm sáng của Nghị định 49/2016/NĐ-CP bởi tính công bằng, minh bạch, kiên quyết và răn đe của chế tài pháp luật Việt Nam hiện hành.

Chiếu theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP với nội dung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn, thẩm định viên về giá sẽ phải chịu mức xử phạt từ 20 cho đến 30 triệu đồng nếu bị phát hiện nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, cũng theo quy định tại Nghị định này, thẩm định viên về giá sẽ phải chịu mức phạt từ 50 cho đến 70 triệu đồng, chưa kể còn bị tước quyền sử dụng thẻ thẩm định viên từ 70 đến 90 ngày nếu bị phát hiện thông đồng với chủ tài sản, khách hàng nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

phạt hành vi vi phạm thuế

Chưa dừng lại ở đó, các doanh nghiệp thẩm định giá còn có thể phải lãnh mức xử phạt từ 220 cho đến 260 triệu đồng nếu có hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá, hoặc làm sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá, dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn mức 10% (với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải) hoặc mức 15% (với tài sản là vật tư, hàng hóa) so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan nhà nước (xét trong trường hợp áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá).
Tuy các mức xử phạt hành chính là tương đối nặng và nghiêm minh, nhưng vì vẫn tồn tại một số hoạt động sai phạm, nên tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP, đã có một số điểm mới đáng chú ý trong vấn đề xử phạt về thẩm định giá như sau:
Ngoài việc bị tịch thu thẻ và đình chỉ công tác hoạt động, thẩm định viên về giá còn có thể bị tịch thu, chứng chỉ hoặc giấy phép chứng nhận cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá. Chưa kể, Quỹ Bình ổn giá còn phải xử lý số tiền thu sai phạm như: Phải trích, lập, sử dụng, hạch toán và kết chuyển số tiền có được do vi phạm nộp lại cho Ngân sách nhà nước; Đồng thời trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết quy định v.v.

Nghị định 49/2016/NĐ-CP là bước đệm để Chính phủ thực hiện chính sách toàn dân sử dụng hóa đơn điện tử. Như vậy, trong tương lai, nộp thuế qua mạng, kê khai thuế qua mạng sẽ giúp các cơ quan quản lý kiểm soát thuế tốt hơn. Từ đó, hạn chế các hành vi vi phạm của các thẩm định giá viên.
https://gocthucte.com/1-lit-xang-o-to-di-duoc-bao-nhieu-km/

https://gocthucte.com/quy-dinh-ve-muc-xu-phat-doi-voi-hanh-vi-cham-nop-bao-cao-tai-chinh/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *