Những điều cần biết về bệnh sâu răng và cách phòng tránh tốt nhất

Sâu răng là thực trạng phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy bệnh sâu răng hầu như không gây ảnh hưởng quá trầm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể phải nhổ mất răng. Sau đây nha khoa Oze sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh Sâu răng để mọi người có cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Sâu răng là gì

Bệnh sâu răng là một trong những bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên và người già. Đây là tình trạng hư tổn mất mô cứng của răng do vi khuẩn từ các mảng bám trên răng gây ra. Có nhiều yếu tố gây nên bệnh sâu răng đó là do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, sử dụng đồ uống có cồn, thường xuyên ăn vặt,….

Tình trạng sâu răng nặng

Tình trạng sâu răng nặng

Những tác nhân gây sâu răng

Bệnh sâu răng không phải do ngày một ngày hai mà do cả một quá trình hình thành và phát triển gây nên, dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng.

  • Thường xuyên có thói quen ăn vặt. Việc tiêu thụ những đồ ăn nhanh trong thời gian dài như bánh ngọt, soda, bánh quy, khoai tây chiên, trái cây sấy khô, nước ngọt,… có khả năng gây sâu răng cao hơn người khác. Bởi với những đồ ăn, đồ uống có đường có tính axit cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và bào mòn răng.

Đồ ngọt, bánh kẹo là tác nhân hàng đầu gây nên sâu răng ở trẻ em

Đồ ngọt, bánh kẹo là tác nhân hàng đầu gây nên sâu răng ở trẻ em

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên. Việc đánh răng không đúng sẽ không làm sạch được những mảng bám, thức ăn thừa sót lại trên răng lâu ngày vi khuẩn tích tụ sẽ hình thành nên bệnh sâu răng và phát triển lan ra.
  • Do không cung cấp đủ fluoride – một khoáng chất giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả và giúp răng phát triển khỏe mạnh hơn. Chất flouride thường có trong kem đánh răng và nước súc miệng. Vì vậy bạn nên lựa chọn những kem đánh răng có chứa nhiều thành phần Flouride.
  • Do tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Bởi những chất có trong nước bọt có thể chống lại những chất axit do vi khuẩn tạo ra vì vậy việc khô miệng làm giảm bớt việc rửa sạch mảng bám trên răng lâu ngày góp phần gây nên sâu răng.
  • Do tình trạng trào ngược dạ dày, điều này khiến axit từ dạ dày trào lên miệng dễ làm mòn men răng và tác động khiến vi khuẩn dễ tác động đến răng tạo ra sâu răng.
  • Rối loạn ăn uống cũng là tác nhân gây nên sâu răng bởi nó cản trở đến sản xuất nước bọt đồng thời chứng chán ăn hay cuồng ăn có thể dẫn đến xói mòn răng gây nên sâu răng.

Lưu ý: Răng hàm là răng thường dễ bị sâu răng nhất bởi những chiếc răng hàm có nhiều rãnh kẽ vì vậy các mảng bám, thức ăn thừa dễ sót lại, mắc kẹt vào đó, chúng rất khó vệ sinh hơn so với răng cửa hơn. 

Đọc thêm: 3 lưu ý đặc biệt quan trọng sau khi hàn – trám răng

Điều trị triệu chứng tóc rụng hình vành khăn ở trẻ

Các công thức tẩy tế bào chết cho môi hiệu quả

Những biểu hiện, triệu chứng bệnh sâu răng

  • Cảm thấy đau răng, nhức răng mà không rõ nguyên nhân
  • Có lỗ hổng trên răng
  • Bề mặt răng có màu nâu, màu đen bám vào
  • Cảm thấy đau khi cắn, nhai hoặc cảm thấy nhức khi uống nước nóng/lạnh

Những biến chứng của bệnh sâu răng

Nhiều người xem bệnh sâu răng là căn bệnh phổ biến nên xem thường, tuy nhiên sâu răng có thể để lại những biến chứng cũng như hậu quả khôn lường về lâu dài đối với tất cả mọi lứa tuổi như:

  • Đau răng kéo dài gây khó khăn trong việc ăn uống, sức khỏe giảm suốt, cản trở cuộc sống hàng ngày

Sâu răng gây đau đớn, sưng nhức, cản trở sinh hoạt hàng ngày

Sâu răng gây đau đớn, sưng nhức, cản trở sinh hoạt hàng ngày

  • Gây nên áp xe răng có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng
  • Gây nên sưng mủ quanh chân răng dẫn đến đau răng
  • Có thể hư hỏng hoặc mất răng vĩnh viễn

Một số phương pháp điều trị sâu răng

  • Điều trị bằng Florua nếu tình trạng sâu răng chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Phương pháp này giúp phục hồi men răng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. 
  • Điều trị bằng trám răng. Chất dùng trám răng có thể được làm bằng có chất liệu như nhựa composite hoặc hỗn hợp sứ. Đây là lựa chọn thích hợp khi sâu răng đã phát triển qua giai đoạn ban đầu.
  • Điều trị bằng phương pháp bọc răng sứ. Vật liệu răng sứ rất đa dạng có thể bằng vàng hoặc sứ, nhựa tất cả đều có cường độ chịu đựng cao. Đối với những người bị sâu răng diện rộng hoặc răng quá yếu thì phương pháp bọc răng sứ rất phù hợp bởi nó tạo một lớp phủ cho toàn bộ khung hàm răng.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sâu răng, giảm thiểu những biến chứng và đau đớn xảy ra. Nha khoa Oze sẽ là lựa chọn đúng đắn cho những người muốn điều trị sâu răng hiệu quả, uy tín và đảm bảo nhất. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *