Thông báo hoặc Đăng ký website Thương mại điện tử với Bộ Công Thương

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, các Website thương mại điện tử cần phải khai báo với Bộ Công Thương. Việc thông báo Website Thương mại điện tử (TMĐT) lên Bộ Công Thương (BCT) không chỉ giải pháp giúp nâng cao uy tín nhà bán hàng, khẳng định thương hiệu của mình với đối tác, mà còn là là quy định bắt buộc của pháp luật.

Hiện nay, có ghi nhận khách hàng của Sapo đang sử dụng dịch vụ Sapo Web/Omnichannel không nắm được thông tin này dẫn tới bị phạt, gây ảnh hưởng tới trải nghiệm không tốt trong quá trình sử dụng dịch vụ của Sapo. Do đó, quý vị cần lưu ý các thông tin về Thông báo/Đăng ký Website Thương mại điện tử với Bộ Công Thương để tránh những hệ quả không mong muốn nhé!

Thông báo hoặc Đăng ký website Thương mại điện tử với Bộ Công Thương

Các trường hợp Website cần khai báo

Theo nghị định, Website Thương mại điện tử được định nghĩa như sau: là các trang được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán và cung ứng hàng hoá dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán & dịch vụ sau bán.

Website nào nằm trong diện bắt buộc khai báo hoặc không?

Theo nguồn tin của Góc Thực Tế, các website kinh doanh trước mắt được chia thành 2 nhóm sau đây:

  • Các website có các hoạt động mua bán, thanh toán nằm trong diện bắt buộc khai báo
  • Các website thông tin doanh nghiệp, sẽ không thuộc trường hợp cần khai báo

Mức phạt như thế nào?

Tại Nghị định này, mức xử phạt với hành vi không thông báo hoặc thông báo không trung thực có thể lên tới 30 triệu đồng.

Quy trình đăng ký như thế nào?

Có hai hình thức thông báo/đăng ký với Bộ Công Thương:
Truy cập vào trang web chính thức của Bộ Công Thương tại địa chỉ online.gov.vn để khai báo miễn phí.

>> Hướng dẫn chi tiết vui lòng xem tại: Đăng ký website với Bộ Công Thương và những điều cần biết

P/s: Đối tác của Sapo cũng giới thiệu dịch vụ hỗ trợ khai báo có tính phí 1,5M. Để biết thông tin và hướng dẫn đăng ký, quý vị có thể liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của Sapo trên toàn quốc.

Thông tin liên quan: những bổ sung về hợp đồng điện tử

Cũng liên quan đến các giải pháp Thương mại điện tử, Sapo đưa ra thêm một số thông báo về hợp đồng điện tử dưới dạng hỏi – đáp (Q&A) như sau:

Câu hỏi 1: Các phương thức thông báo việc ký cho Khách hàng, nhất là với các Khách hàng không thường xuyên sử dụng email?

Hiện tại hệ thống gửi thông báo tới Khách hàng qua SMS & MAIL. Nên nếu KH nào không sử dụng email sẽ thao tác ký qua SMS.

Câu hỏi 2: Theo quy trình hiện tại thì Sapo thường sẽ ký trước và gửi hợp đồng cho KH tuy nhiên hiện tại Sapo ký sau? 

Phần này sẽ thay đổi quy trình, tức là đối với hình thức ký điện tử, Sapo ký trước hay sau không quan trọng vì: Với hình thức này, phía Sapo sẽ ký tự động ==> Hệ thống đang setup toàn bộ quy trình ký rất nhanh, gửi cho KH, khách ký trước và Sapo ký sau.

Có thể thay đổi luồng, tuy nhiên cơ bản thao thác rất nhanh nên việc Sapo ký sau không là vấn đề.

Câu hỏi 4: Sau khi KH ký xong, có thông báo gửi về cho nhân viên gửi HDDT cho KH không?  

Hiện tại với mỗi thao tác Gửi HĐ ĐT, KH ký HĐ ĐT hay Hoàn thành việc ký đều có email gửi Nhân viên thao tác.

Câu hỏi 5: Trường hợp ký HDDT xác nhận bằng OTP nhưng do lỗi nhà mạng k nhận được mã thì có cách nào thay thế không ạ ?

Hiện tại đang không có hình thức nào khác xác nhận ngoài OTP qua SMS gửi đến số của Khách hàng.

Tuy nhiên 360 sẽ nghiên cứu PA thay thế, nhưng cách thức xác thực bằng OTP nhằm đảm bảo đúng chủ thế ký trên HĐ là KH thì sẽ không được bỏ trong quy trình ký.

Nguồn: Góc thực tế – thông tin chân thực về đời sống xã hội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *