Viện Hải dương học Nha Trang

Viện Hải dương học Nha Trang là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Cách trung tâm thành phố chừng 6km về phía Đông Nam, Viện Hải Dương học Nha Trang nằm trên một khu đất cao, rộng 20ha ở phía cuối đường Trần Phú, gần cảng Cầu Đá. Sở dĩ Viện được đặt tại Nha Trang là bởi bờ biển nơi đây thuộc loại sâu nhất Việt Nam, đồng thời cách hải phận quốc tế không xa.

Địa chỉ: 1 Cầu Đá, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa

– Giờ mở cửa: 6h – 18h (tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ)

– Giá vé:

  • Người lớn: 40.000 vnđ/người/lượt
  • Sinh viên: 20.000 vnđ/người/lượt
  • Học sinh: 10.000 vnđ/người/lượt

Có gì tại Viện Hải dương học?

Bảo tàng sinh vật biển và Bảo tàng hải dương học là 2 khu vực sẽ đem đến cho bạn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị. Bảo tàng sinh vật biển là nơi trưng bày các mẫu vật của các loài sinh vật biển. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng mãn nhãn hơn 20.000 mẫu vật của 4.000 loài sinh vật biển khác nhau. Ngoài ra bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu vật của các sinh vật nước ngọt được sưu tầm ở vịnh Thái Lan, biển Đông, Campuchia.

Bảo tàng viện Hải dương học nổi tiếng với những bộ mẫu vật “khủng”. Nếu bạn chỉ được ngắm những chú cá voi khổng lồ, những bộ xương hóa thạch khổng lồ qua ti vi, mạng internet thì đến đây bạn sẽ được trực tiếp mục sở thị bộ xương cá voi khổng lồ dài tới 26 m, cao 3 m. Và thêm nhiều bộ mẫu vật lớn khác.

Viện bảo tàng Hải Dương Học Việt Nam, một hệ thống không thể tách rời của viện Hải dương học là địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi du lịch ở Nha Trang. Tại đây có những phòng trưng bày về lịch sử của viện, có những công trình nghiên cứu, các thiết bị nghiên cứu qua các thời kỳ, cùng lịch sử ngành đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam. Địa điểm du lịch này đang lưu trữ số mẫu vật lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ khu vực ghi dấu kết quả các công trình nghiên cứu, tìm hiểu của viện Hải dương trong suốt quá trình hoạt động của mình. Các mẫu vật được bài trí hết sức khoa học với lớp lớp những loài, những loại, hoặc để trần, hoặc ngâm trong những bình Hoóc – môn ghi rõ tên khoa học cùng tên thường dùng của từng cá thể.

Bước vào khu nhà kính của Viện Hải dương học không gian ngập tràn sắc màu của của các loài san hô, ở đây bạn tha hồ chụp những bức ảnh lung linh trên phông nền xanh nước biển được tô điểm những gam màu sắc nổi bật của những rặng san hô, những đàn cá biển. Nơi đây không chỉ là điểm đến tham quan du lịch mà còn là đại điểm giáo dục cộng đồng về hệ sinh thái biển, về tầm quan trọng của biển trong môi trường sống, giúp các bạn nhỏ tìm hiểu nhiều kiến thức về các loài sinh vật biển cũng như ý thức bảo vệ môi trường. 

Vẻ đẹp quên lối về khi tới khám phá Bali

https://gocthucte.com/du-lich/

Các loài tảo ở đây vô cùng nhiều chỉ có thể điểm một vài cái tên quen thuộc như: Tảo xanh, tảo đỏ, tảo kim, tảo lục, tảo xoắn …thêm vào đó còn có các loài nguyên thủy, các loài giáp xác.

Phía ngoài theo lối đi vào, ta còn được ngắm nhìn các loài thủy sản biển nuôi trong bể lớn và bể kính như: rùa biển, cá mập, rắn biển, các loài nhuyễn thể… rất sống động và cuốn hút.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *