Ở phần 1, Gocthucte đã cùng các bạn khám phá được vẻ đẹp của bản Cát Cát xinh đẹp. Không chỉ được thiên nhiên ưu ái cho một khung cảnh thơ mộng với mây trời, non nước, tại Bản Cát Cát còn có những phong tục tập quán, văn hóa dân tộc đặc sắc mà hiếm khi nào con người được tiếp xúc, được trải nghiệm như khi đi du lịch Sapa. Hãy cùng theo dõi ngay phần 2 để có thể hiểu rõ hơn về bản làng Cát Cát xinh đẹp này nhé!
Tham khảo ngay: Ghé thăm bản Cát Cát thơ mộng khi đến du lịch Sapa – Phần 1
Bản Cát Cát – làng nghề truyền thống của dân tộc H’Mông
Ngoài trồng lúa, người Mông còn có nghề truyền thống là trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, trạm trổ bạc và rèn nông cụ. Những ngôi nhà trưng bày những khung cửa dệt, bạn sẽ tìm hiểu quy trình dệt vải của người H’Mông, truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bạn còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công tiêu biểu được trưng bày trong nhà truyền thống trong đường đi xuống bản.
Nghề dệt thổ cẩm còn được bảo lưu rất tốt như việc dệt thổ cẩm nhiều màu sắc, dệt hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa và muông thú, hoa văn góc cạnh,… Kỹ thuật nhuộm chàm tinh xảo bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Từng sản phẩm thổ cẩm ở đây được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Từng bộ trang phục, từng tấm chăn, khăn quàng,.. đều được thêu dệt lên những họa tiết đặc trưng của người dân tộc H’Mông nơi đây. Tất cả những sản phẩm còn được bày bán trên dọc đường đi hoàn tàn được chính người dân nơi đây làm ra và bày bán.
Bên cạnh dệt thổ cẩm, bạn còn chiêm ngưỡng làm nghề chế tác trang sức bằng bạc hoặc đồng, nhôm tạo nên những sản phẩm tinh xảo.
Phong tục tập quán của người H’Mông tại bản Cát Cát
Nếu đến vào dịp đầu năm mới, bạn còn được tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm cầu phúc, may mắn, xua tan mọi bệnh tật cho đồng bào dân tộc Mông. Hay thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như: rượu ngô, hắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị… Đây là những món ăn đặc trưng của người dân Tây Bắc.
Tập tục bắt vợ của người H’Mông thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Đây là phong tục truyền thống bao đời của người Mông. Người con trai đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ làm cỗ mời bạn bè đến kéo cô gái về nhà trong 3 ngày. Nếu cô gái đó đồng ý làm vợ anh ta thì người con trai sẽ làm lễ cưới chính thức. Lễ cưới theo phong tục kéo dài từ 2 – 7 ngày. Còn nếu cô gái không đồng ý, họ sẽ cùng uống với nhau bát rượu làm bạn và trở về bình thường.
Đặc điểm kiến trúc nhà ở của người H’Mông tại bản Cát Cát
Hầu hết những căn nhà tại H’Mông đều là nhà ba gian được lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung của nhà là kèo ba cột ngang. Cột nhà được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Nhà được lợp bằng gỗ xẻ, 3 cửa ra vào gồm cửa chính giữa và 2 cửa phụ hai đầu nhà. Cửa chính được đóng kín, chỉ mở khi có tiệc lớn như đám cưới, ma chay hay Lễ Tết. Nhà người Mông thường không có gian thờ, sàn chỉ chứa lương thực, ngủ nghỉ, bếp và nơi tiếp khách.
Mong rằng những thông tin trên các bạn sẽ thấy thích thú với phong cảnh tại bản Cát Cát. Nếu muốn khám phá bản này hoặc kết hợp thêm du lịch các điểm trên Sapa, bạn có thể liên hệ với những công ty du lịch chất lượng không những được tư vấn chuyến đi nhiệt tình mà còn được sắp xếp chuyến đi cho bạn một cách hoàn hảo nhất!
Lều bạt tự bung cho phượt thủ: