Hiện nay, doanh nghiệp có thể kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Theo phương pháp tính thuế trực tiếp, doanh nghiệp sẽ phải tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu. Bên cạnh việc tham khảo về bảng giá dịch vụ hóa đơn điện tử, về cách hạch toán các chi phí hợp lý,… kế toán nên tìm hiểu về một số ngành nghề bắt buộc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu qua những thông tin được chia sẻ ngay sau đây.
1. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu
Cách tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % doanh thu là phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp.
Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % theo quy định
Doanh thu được tính theo công thức sau: Doanh thu = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra – Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng
Tỷ lệ % theo quy định pháp luật như sau:
– Lĩnh vực phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ 1%
– Lĩnh vực dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5%
– Lĩnh vực sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%
– Các hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%
2. Các ngành nghề phải tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu
a. Ngành nghề cung cấp, phân phối hàng hóa: 1%
Hoạt động bán lẻ bán buôn hàng hóa (trừ đại lý bán hàng đúng giá hưởng hoa hồng)
b. Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
– Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trọ, nhà trọ.
– Dịch vụ nhà, đất, nhà xưởng, cửa hàng, cho thuê tài sản, đồ dùng cá nhân.
– Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc phương tiện vận tải, bốc xếp hàng hóa, bến bãi, giữ phương tiện.
– Dịch vụ bưu chính, chuyển phát bưu kiện thư tín.
– Dịch vụ đấu giá, môi giới và hoa hồng đại lý.
– Dịch vụ tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán kiểm toán, thủ tục hành chính hải quan, thuế.
– Dịch vụ xử lý dữ liệu cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ, viễn thông.
– Dịch vụ hỗ trợ văn phòng, hỗ trợ kinh doanh khác.
– Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, game, internet, bi – a.
– Dịch vụ giặt là may đo, cắt tóc, làm đầu gội đầu.
– Dịch vụ sửa chữa máy vi tính và đồ dùng gia đình.
– Dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản.
– Các dịch vụ khác.
– Dịch vụ xây dựng lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp)
c. Ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ gắn với hàng hóa, xây dụng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
– Sản xuất gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa.
– Chế biến, khai thác khoáng sản.
– Vận tải hàng hóa, hành khách.
– Dịch vụ theo kèm như đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm.
– Dịch vụ ăn uống.
– Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy.
– Xây dựng lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu.
Hủy hóa đơn đã xuất do bị nhầm lẫn thì cần xử lý thế nào?
Tính thuế TNCN, TNDN đối với các khoản chi cho dịch Covid-19
d. Các hoạt động kinh doanh khác: 2%
– Hoạt động cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
– Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở bên trên.
Trên đây là danh mục các ngành nghề phải tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu, kế toán có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình làm việc.