Thoát khỏi mùi hôi thối, đảm bảo giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, giúp bò nhanh lớn, tăng trọng hiệu quả, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho bà con nông dân, chính vì những lý do đó mà mô hình nuôi bò bằng đệm lót sinh học ngày càng được ưa chuộng hơn.
1. Ưu điểm của việc nuôi bò bằng đệm sinh học
– Khử mùi hiệu quả, giảm thiểu tình trạng hôi thối ở trang trại chăn nuôi bò.
– Người nông dân không còn vất vả khi làm vệ sinh, dọn dẹp chuồng trại nuôi bò.
– Bò đảm bảo sạch sẽ, khỏe mạnh, ít bị mắc bệnh và tăng trưởng nhanh chong.
– Có nguồn phân chuồng để bón cho cây trồng, hỗ trợ nông nghiệp của hộ gia đình hiệu quả hơn.
>>>Xem thêm: Máy băm cây chuối phục vụ chăn nuôi bò hiệu quả nhất hiện nay.
2. Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi bò
Để làm đệm lót sinh học chăn nuôi bò thì yêu cầu nền chuồng bò phải trên nền đất. Trường hợp nên xi măng thì hộ nông dân phải tạo rãnh hay đục lỗ với độ rộng mỗi lỗ khoảng 4cm2, khoảng cách giữa 2 lỗ phải đạt 30cm.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm đệm lót sinh học cho bò
Tùy theo diện tích chuồng như thế nào mà bạn chuẩn bị nguyên liệu để làm đệm lót cho phù hợp. Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị cho chuồng có diện tích 20m2.
- Trấu hay xơ chứa 30%, mùn cưa 70%. Nếu không có mùn cưa có thể dùng lõi ngô nghiền nát, đảm bảo số lượng rải nền đủ dày 30 đến 40cm.
- Yêu cầu nguyên liệu để làm chất độn phải có độ sơ cao, độ trơ cứng và không bị mềm nhũn. Thành phần nguyên liệu phải có chất dinh dưỡng nhất định, không chứa chất kích thích và chất độc hại.
- 1 đến 2kg đệm lót sinh học.
2.2. Cách làm đệm lót sinh học cho bò
Bước 1: Bà con hãy rải lớp mùn cưa hay lõi ngô nghiền dày 10 đến 15cm.
Bước 2: Lấy vòi nước phun lên lớp mùn cưa, lõi ngô nghiền để đảm bảo nó đạt độ ẩm 30%. Để kiểm tra độ ẩm của nó bà con hãy bốc một nắm lên và quan sát thấy ướt, khi bóp chặt không thấy nước làm ướt tay, mùn cưa thấm nước đổi sang màu sẫm là được.
Lưu ý: Khi phun nước bà con hãy sử dụng cào để đảo trấu, mùn cưa đều lên, bề mặt phẳng.
Bước 3: Chia đều lượng men làm đệm lót sinh học rắc đều lên nền chuồng. Thực hiện như vậy đến khi nào lớp này đạt được độ dày từ 30 đến 40cm là được.
Bước 4: Sử dụng bạt che kín mặt chuồng đệm lót. Đời đến gần 1 tuần, khoảng 5 ngày thì mới được thả bò vào.
Bước 5: Thả bò vào và đợi tiếp 5 đến 10 ngày thì rắc khoảng 0.5kg đệm lót sinh học xuống bề mặt nền chuồng.
Bước 6: Bảo quản đệm lót sinh học cho bò bằng cách cứ 20 đến 30 ngày thì rắc gói men 0.5kg một lần. đối với bò trọng lượng ≤ 40kg. Và 10 đến 15 ngày thì hãy rắc đệm lót sinh học lại một lần nữa nếu bò có trọng lượng ≥ 40kg. Dựa vào số lượng bò nuôi trong chuồng và lượng phân thải mà số ngày rắc bột này dài hay ngắn.
- Khắc phục hậu quả của việc xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành
- Những điều cần biết khi tự build phím cơ tại nhà
3. Lưu ý khi làm đệm lót sinh học cho bò
– Trước khi đưa bò vào thả chuồng hãy bỏ một ít phân bò nằm rải rác trên khắp đệm lót để giúp bò có cảm giác thân thuộc hơn.
– Đảm bảo mật độ đệm lót phù hợp với độ tuổi của bò. Chẳng hạn, bò lớn sẽ có yêu cầu 1con/1,2-1,5 m2, bò nhỏ 1 con/ 0,8 – 1 m2. Với mật độ này sẽ giúp dễ dàng tiêu hủy phân, đồng thời còn gia tăng tuổi thọ của đệm lót.
Nuôi bò bằng đệm lót sinh học không khó, chỉ cần bà con nắm đúng kỹ thuật là được. Mong rằng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang giúp bà con nông dân thành công hơn mô hình chăn nuôi kiểu mới này.