Rất nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi sang mô hình nuôi heo rừng, thay vì nuôi heo nhà. Bởi vì rất nhiều lý do, vừa đỡ công sức chăm sóc, đồng thời chi phí thức ăn lại không tốn như heo nhà. Tuy nhiên, có một câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là nuôi heo rừng có lãi không?
Nuôi heo rừng có lãi không?
Với câu hỏi nuôi heo rừng có lãi không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu mô hình nuôi heo rừng bán hoang dã của gia đình anh Thanh ở Cần Thơ.
Vào năm 2008 anh được đi tham quan mô hình nuôi heo rừng quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, sau khi tìm hiểu anh đã thấy mô hình này rất dễ thực hiện, mà lại mang đến nguồn thu nhập ổn định. Do vậy, anh đã quyết định tận dụng hơn 200m2 đất vườn tạp sau nhà để mua 5 con heo rừng giống về nuôi thử nghiệm.
Sau một tháng, đàn heo rừng nhanh lớn, không bị bệnh tật, chi phí thức ăn ít, công sức chăm sóc không nhiều như heo nhà. Do vậy, mà gia đình anh đã quyết định tăng số lượng heo rừng lên 30 con.
Heo rừng với bản tính hoang dã, nên phần lớn heo rừng tự phối giống và sinh sản, mà không cần sự giúp đỡ của người chăn nuôi. So với heo nhà thì heo rừng đẻ nhiều và khỏe hơn.
Không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cũng như tham khảo thông tin trên sách, báo, mạng internet, anh Thanh đã thấy được kết quả khả quan ngay từ lứa đầu tiên. Đàn heo rừng phát triển và sinh trưởng tốt, con giống khỏe mạnh, và gia đình anh xuất bán lứa heo rừng đầu tiên thu được một số tiền không hề nhỏ.
Với số tiền hàng năm thu được ước tính đã trừ hết chi phí vẫn được trên 100 triệu đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của gia đình. Đồng thời mở ra một hướng đi mới cho bà con chăn nuôi.
Những điều cần biết khi nuôi heo rừng
Ngoài việc tìm hiểu nuôi heo rừng có lãi không, bà con cũng cần nắm được tập tính ăn ở, sinh sản của heo rừng. Do vậy, khi xây dựng chuồng heo nên chọn ở vị trí cao ráo, có rào lưới xung quanh dành cho heo thịt. Còn khi heo đẻ phải có chuồng riêng, tránh tình trạng heo con bị cắn chết.
Heo rừng nuôi theo dạng bán hoang dã nên khu chuồng nuôi phải có bãi đất bùn để heo tắm, chuồng heo phải rộng rãi, cách xa khu dân cư là tốt nhất.
Heo rừng rất dễ nuôi, bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như các loại cây chuối, cỏ lục bình, rau muống để trộn với cám, cơm thừa… đem trộn với tỉ lệ nhất định. Sau đó dùng máy ép cám viên 3a giá rẻ để ép thành dạng viên nhằm tiết kiệm tối đa chi phí thức ăn.
Heo rừng sức đề kháng cao, ít bị bệnh tật, khi heo rừng mắc bệnh tiêu chảy chỉ cần cho heo rừng đi tìm các loại cỏ để ăn sẽ chữa trị hiệu quả bệnh trong thời gian nhanh nhất.
Sau khoảng 6- 7 tháng nuôi dưỡng, có thể đạt trọng lượng từ 10- 20kg là bà con xuất bán, heo rừng rất mắn đẻ mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 6- 7 con. Do vậy về nguồn giống heo rừng bà con sẽ hoàn toàn yên tâm.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại:gocthucte.com