Có nhiều người lao động chưa hiểu rõ quyền lợi nhận bảo hiểm thất nghiệp của mình sau khi nghỉ việc nên có nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự kém hiểu biết đó chiếm dụng. gocthucte sẽ hướng dẫn cho bạn biết người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu và các thủ tục liên quan như thế nào.
1. Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp
Chúng tôi sẽ chỉ dẫn cho bạn nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp và các thủ tục ngay dưới đây
Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp
Sau khi hoàn thành xong thủ tục bảo hiểm thất nghiệp và đạt đủ yêu cầu, người lao động sẽ nhận bảo hiểm thất nghiệp tại đúng nơi đã đăng kí bảo hiểm thất nghiệp.
Tiền bảo hiểm thất nghiệp phải do chính người đã đăng kí đi nhận, không thể nhờ hay ủy quyền người khác nhận thay mình trừ trường hợp thai sản, tai nạn có xác nhận cơ quan có thẩm quyền, gặp hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Nếu có nhu cầu chuyển nơi nhận trợ cấp thất nghiệp thì điều kiện tối thiểu là bạn đã hưởng 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Để chuyển nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp, bạn phải làm đề nghị theo mẫu đã quy định và gửi đề nghị đó tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ chuyển nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có)
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ chuyển nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần điền mẫu đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và nộp cùng quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ BHYT cho cán bộ tiếp nhận.
Sau khi nộp hồ sơ xong, trong 10 ngày làm việc tiếp theo, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm ở nơi chuyển đến.
>> Xem thêm: Các công thức tẩy tế bào chết cho môi hiệu quả
2. Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp
Theo Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định)
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV
- Sổ BHXH
- 2 ảnh 3 x 4
- CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động nộp hồ sơ ở Trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương muốn nhận trợ cấp thất nghiệp trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV.
Hồ sơ sẽ được xác nhận giải quyết trong vòng 15 ngày nếu người lao động chưa tìm được việc làm kể từ khi nộp hồ sơ.
Người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp kể từ khi hồ sơ được duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp. Trong khoảng thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đến Trung tâm giới thiệu việc làm để thông báo tìm việc theo đúng quy định.
>> Xem thêm: Cách lựa chọn và bảo quản giày bảo hộ jogger hiệu quả
3. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các điều kiện:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ theo quy định: từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp với Trung tâm dịch vụ việc làm.
Chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách thức nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu cùng các thủ tục liên quan. Để được tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến, hãy liên hệ với Luật Dương Gia chúng tôi.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.